Home / Operating System / Linux / Cấu Hình OpenFiler iSCSI v2.3 Storage kết hợp với VMware ESXi 4.1

Cấu Hình OpenFiler iSCSI v2.3 Storage kết hợp với VMware ESXi 4.1

Cấu Hình OpenFiler iSCSI v2.3 Storage kết hợp với VMware ESXi 4.1
Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cấu hình OpenFiler iSCSI v2.3 Storage kết hợp với ESXi 4.1 sẽ giúp các bạn tăng hiệu quả trong việc quản lý lưu trữ với các tính năng như DRS, HA và Vmotion.
Trong bài lab này chúng tôi sử dụng hai phiên bản VMware ESXi 4.1 để cung cấp các chức năng đầy đủ cho hệ thống iSCSI nhằm nâng cao hiệu quả. Tiếp theo các bạn có thể tải miễm phí phần mềm iSCSI và sau đó tiến hành cài đặt nó một cách độc lập, có thể chạy trên nền tảng ảo hóa hoặc cả hai.
Bạn có thể tải phần mềm này tại đây: http://www.openfiler.com/community/download/
Để thực hiện bài lab này chúng tôi sử dụng các dòng máy sau trong việc cấu hình hệ thống mạng.
•    OpenFiler  :IP: 192.168.10.131
•    ESX Server :ESXi 4.1 :192.168.10.100
•    Máy windows 7 có IP:192.168.10.104 dùng để quản lý openfiler, và được cài đặt phần mềm vSphere để quản lý máy ESXi server.
Sau khi bạn cài đặt OpenFiler xong bạn có thể truy cập vào giao diện điều khiển của của nó để cấu hình.
Bạn mở một trình duyện web và gõ địa chỉ sau vào thanh address(ví dụ https://:446>) sau đó màn hình logon hiện ra giống giao diện dưới đây:

 

Dòng Username bạn nhập: openfiler .
Dòng Password bạn nhập: password.
Những thông tin này có thể thay đổi khi bạn đăng nhập thành công vào hệ thống, ngoài ra bạn có thể tạo ra các tài khoản mới và các nhóm bổ sung.
Bước 1: Cấu hình Network Access
Đầu tiên bạn phải làm là thiết lập một Network Access Configuration đây là một cái host hoặc subnet việc thiết lập này giúp cho bạn truy cập vào hệ thống. Chọn tab system từ giao diện Network Access Configuration chọn một buttom trên giao diện để nhập địa chỉ IP để truy cập vào OpenFiler và chắc chắn rằng bạn đã chọn lệnh của tab Type là share.

 

Trước khi thực hiện các bước tiếp theo chúng tôi nêu ra một và điểm bạn cần lưu ý mà nó có thể phát sinh ra những rắc rối trong khi tạo và cấu hình các thông số Volume bên trong OpenFiler. Dưới đây là 3 Volume mà bạn cần lưu ý:
1. Physical Volume – không gian còn trống  trên một đĩa vật lý để sử dụng trong một Group Volume.
2.Volume Group – chứa Physical Volumes và Logical Volume được tạo ra từ đó.
3.Logical Volume (LUN) –đây là những gì được trình bày qua đến một máy chủ (ví dụ: ESX).

Bước 2: Tạo ra một New Physical Volume
Chúng ta cần tạo ra một Physical Volume mà chúng ta cần sử dụng trong Volume Group. Để tạo ra Volume Group bạn chọn Block Devices từ menu Volumes Section.
Sau đó chọ Edit Disk trên đĩa cứng mà bạn muốn tạo ra New Physical Volume.

 

Di chuyển đến dưới cùng của màn hình và bạn sẽ thấy không gian có sẵn trên đĩa, cùng với một số thông số khác. Nếu bạn không có ý định tạo ra một thiết lập RAID cho physical volume, sau đó chọn physical volume khi đó chọn kiểu phân vùng của bạn ‘Mode’ là ‘Primary’.
Sau đó bạn cần thay đổi các thông số của Star và End cylinders sao cho phù hợp, sau đó chon nút Create để tạo.

Bước 3: Tạo Một New Volume Group
Bước tiếp theo chúng ta muốn tạo ra một Volume Group từ Physical Volume lick tab Volume và chọn Volume Group từ menu Volume Section.
Nhập thông tin vào Volume group name và chọn check box bên dưới dòng Seclect Physical Volumes To Add sau đó chọn Add Volume Group.
Bây giờ các thông số của New Volumes Group vừa được tạo ra sẽ được hiện ra giống những thông tin bên dưới.

Bước 4: Tạo một Volume
Bây giờ chúng ta muốn tạo ra một Volume bằng cách lick Add Volume bên phía tay trái của menu Volumes Section.
Tiếp theo chọn Volume Group mà bạn vừa tạo ra và lick nút lệnh Change. Các thông tin về kích cỡ Volume mà bạn vừa tạo ra bên trong Volume Group được hiện thị ra màn hình.

Trong bài lab này chúng tôi tạo ra một Volume chiếm toàn bộ không gian của Volume Group. Nhập thông tin Volume Name sau đó xác định kích thước bằng cách nhập từ bàn phím hoặc điều chỉnh thanh trược, và chọn kiểu Filesystem/Volume type là iSCSI đây cũng là phần quan trọng nhất để việc cấu hình được chính xác.

Khi bạn đồng ý với các thiết lập của mình nhấn nút Create.
Một Volume mới vừa được tạo ra sẽ được hiện ra màn mình mới một biểu đồ hình tròn màu xanh lá cây biểu thị kích cỡ mà Volume đã sử dụng trong Volume Group.

 

Và bây giờ mỗi thứ đã được làm cho việc tạo ra một Volume đã hoàn thành. Tiếp theo chúng ta thực hiện việc kết nối, cho phép các PCs/Server kết nối đến OpenFiler SAN.

Bước 5: Kích Hoạt Dịch Vụ iSCSI Target Service
Đầu tiên chọn tab Services trên cửa sổ window chính. Bước tiếp theo trên tab Services chọn Enable iSCSI target server(xem hình bên dưới) mặc định của nó là Disable. Để kết nối từ OpenFiler SAN đến máy chủ VMware ESX/ESXi không cần kích hoạt một dịch vụ nào khác.

 

Bước 6: Add một iSCSI Target
Trở về Volume trên giao diện web của OpenFiler chọn iSCSI Targets . Đầu tiên chúng ta muốn tạo ra một iSCSI Target chọn Target Configuration và giữ mặc định nó là Target IQN sau đó nhấn nút Add.

Bây giờ bạn sẽ có một màn hình với một tóm tắt các cài đặt cho các iSCSI Target mới.

Bước 7: Map The LUN
Và bây giờ bạn chọn tab LUN Mapping sau đó lick buttom Map. Các thiết lập khác không cần thay đổi.

Bước 8: Cho Phép Truy Cập Đến iSCSI Target
Chọn tab Network ACL nút lệnh Access bên dưới danh sách chọn Allow(chú ý mặc định của nó là Deny) sau đó chọn nút lệnh Update. Với thao tác này cho phép dãy IP mà ta tạo ra trong bước 1 truy cập đến iSCSI Target mà chúng ta vừa được tạo ra.

 

Đến đây việc cấu hình Open Filer Configuration Stage đã được hoàn thành.
Bước 9: Cấu Hình VMware ESX iSCS
Mở vSphere lên đăng nhập vào máy ESXi server  mà bạn muốn thêm vào iSCSI Storage.

Configuration > Storage Adapters.

 

Tiếp đến bạn sẽ thấy iSCSI Software Adapter, trên giao diện iSCSI Software Adapter chọn properties .
Trạng thái ban đầu của iSCSI Software Adapter là Disable bạn muốn Enable nó và thiết lập các chi tiết chọn Configure và check box Enable và lick Ok.

 

Tiếp đến chọn tab Dynamic Discovery và chon Add một cái hộp Add Send Targets Server sẽ được hiện ra. Đây là cái nơi mà chúng ta dùng để nhập địa chỉ IP của OpenFiler server/SAN.

 

Sau khi nhập xong địa chỉ IP chọn Ok nó có thể mất một vài phút trước khi máy chủ phát hiện.

Yêu cầu rescan hiện ra chúng ta chọn yes.
Sau khi ESX hoàn tất bạn sẽ nhìn thấy các LUN(s) xuất hiện cái mà bạn đã tạo ra trong OpenFiler.

 

Bạn vào Configuration >Storage . Lúc này ta vẫn chưa thấy ổ đĩa OPENFILER iSCSI Disk. Để sử dụng được bạn phải add vào.
Click Add Storage

Chọn Disk/LUN

 

Click next
Chọn LUN openfiler iSCSI Disk.

Click next.
Đặt tên cho ổ đĩa đó.

 

Click next.
Xác định dung lượng của ổ đĩa, ở đây mình chọn max ổ đĩa openfiler map

 

Click finish để hoàn tất.
Sau khi thực hiện xong bạn sẽ thấy ổ đĩa đó.

Với dung lượng này được chia sẻ và một vài máy chủ ESX bạn có thể bắt đầu sử dụng một số tính năng thú vị hơn và mạnh mẽ của VMware ESX như VMotion và HA. Bài hướng dẫn này sử dụng VMware ESX để cấu hình OpenFiler iSCSI v2.3 sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều tính năng  mới trong việc quản lý hệ thống và mang lại hiệu quả tối ưu.

Hy vọng bài này sẽ giúp được các bạn. Chúc các bạn thành công!

Phương Thanh (Kenhgiaiphap.vn)

About dongpolicex2

Check Also

cài đặt ffmeg

Cài đặt FFmpeg + FFmpeg-PHP +Lame + Ruby + Mplayer + Mencoder + flv2tool

Cài đặt FFmpeg + FFmpeg-PHP +Lame + Ruby + Mplayer + Mencoder + flv2tool Để …

Leave a Reply

Translate »
0902 780 887